Đau bụng kinh và những điều cần biết 

Đau bụng kinh và những điều cần biết 

Đau bụng kinh là tình trạng đau âm ỉ vùng bụng ở dưới mà bầu hết các bạn nữ khi bước vào giai đoạn dậy thì đều mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu về đau bụng kinh trong bài viết dưới đây nhé.


Đau bụng kinh là hiện tượng diễn ra rất phổ biến ở khá nhiều chị em phụ nữ khi bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì và có thể kéo dài tới sau khi sinh con, thậm chí là mãn kinh. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu, đau âm ỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân của đau bụng kinh là gì? Có những phương pháp điều trị đau bụng kinh nào đơn giản ngay tại nhà không? Hãy cùng với Nhật ký làm đẹp đi giải đáp những thắc này trong bài viết dưới đây nhé.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là hiện tượng co thắt và đau liên tục từng hồi ở phần bụng dưới trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt. Phần lớn mọi người khi bị đau bụng kinh chỉ đau âm ỉ, hơi khó chịu nhưng cũng có những trường hợp đau bụng quặn thắt, các cơn đau ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại. Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ đau bụng kinh sẽ biểu hiện theo từng mức độ khác nhau. 

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng co thắt và đau liên tục từng hồi

Nhưng đau bụng kinh là hiện tượng hoàn toàn bình thường với chị em phụ nữ và đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số căn bệnh phụ khoa khác như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung. Đi kèm với đó là những biểu hiện khác của bệnh. Do đó để biết được thực trạng và nguyên nhân của đau bụng kinh, bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa trong thời gian sớm nhất. Đau bụng kinh không do tình trạng sức khỏe và có thể cải thiện sau khi đã sinh con hoặc tuổi càng cao. Với những cô nàng có mẹ từng bị đau bụng kinh thì khả năng bạn bị đau bụng kinh rất lớn. 

Biểu hiện của đau bụng kinh

Đau bụng kinh có những biểu hiện như:

  • Đau liên tục vùng bụng dưới, đôi khi là đau co thắt khiến chị em cảm thấy vô cùng khó chịu
  • Cơn đau thường bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, đỉnh điểm là ngày đầu tiên khi đến kỳ và cuối cùng là giảm dần từ ngày thứ 3 trở đi.
  • Đau bụng kinh âm ỉ liên tục, bụng khó chịu
  • Đau mỏi vùng lưng, đùi
  • Áp lực trong bụng

Đau bụng kinh

Đau bụng kinh thường có biểu hiện rất dễ nhận biết mỗi khi đến ngày đèn đỏ

Đối với những bạn có biểu hiện của đau bụng kinh nặng thì sẽ xuất hiện các biểu hiện như:

  • Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt vì mất máu
  • Khó chịu, buồn nôn, cảm thấy ấm ức tại vùng dạ dày 
  • Đi ngoài ra phân lỏng (tiêu chảy). 

Ngoài ra những yếu tố có khả năng làm tình trạng đau bụng kinh thêm trầm trọng hơn nữa như:

  • Chị em mới bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì đến trước 30 tuổi 
  • Người dậy thì quá sớm 
  • Người hay bị ra máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt 
  • Phụ nữ chưa sinh con 
  • Chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt 
  • Người hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích có hại.

Đau bụng kinh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bạn thì nên đi gặp bác sĩ để được khám tìm ra nguyên nhân. Ngoài ra, những chị em bước qua tuổi 25 nhưng các triệu chứng của đau bụng kinh vẫn không hề giảm mà ngày một xấu đi thì nên tìm phương hướng giải quyết sớm nhất có thể.

Nguyên nhân của đau bụng kinh 

Trong giai đoạn trước khi đến ngày đèn đỏ, cơ thể có sự thay đổi về hàm lượng Prostaglandin cũng như các chất chống viêm khác trong tế bào nội mạc tử cung và làm hormone thay đổi. Prostaglandin tăng cao khiến tử cung co thắt mạnh, siết chặt các mạch máu, mạch máu thiếu oxy sẽ khiến nội mạc tử cung hoại tử rồi bong tróc ra. Nội mạc tử cung bong ra càng nhiều thì lượng máu kinh càng ra nhiều, thậm chí là các cục máu đông. Người có hàm lượng Prostaglandin nhiều thì sẽ dễ bị đau bụng kinh nặng hơn những phụ nữ khác.

Sau khi nghiên cứu, các bác bác sĩ đã chia đau bụng kinh ra thành 3 dạng là đau bụng kinh nguyên phát, thứ phát và nguyên nhân khác. Trong đó đau bụng kinh thứ phát có thể do bệnh lý về đường sinh dục rất nguy hiểm và cần được chữa trị sớm.

Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát 

Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh cơ năng là việc người bệnh đi khám phụ khoa nhưng không tìm ra nguyên nhân cụ thể về việc đau bụng kinh. Phần lớn chị em đều bị đau bụng kinh nguyên phát. Nguyên nhân đau bụng kinh nguyên phát là:

Sự co thắt tử cung quá độ: Việc tử cung co thắt quá nhiều lần trong suốt những ngày hành kinh khiến tình trạng đau thắt bụng dưới thường xuyên diễn ra nhiều hơn. 

Tử cung co thắt không bình thường: Tử cung co thắt không bình thường khiến cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu làm co rút cơ tử cung làm đau bụng. Đối với những người bị huyết áp cao còn dễ dàng bị đau bụng kinh hơn người khác bởi khi huyết áp cao làm tử cung co thắt không bình thường.

đau bụng kinh

Phần lớn chị em đều bị đau bụng kinh nguyên phát

Hàm lượng Prostaglandin trong nội mạc tử cung cao: Các nghiên cứu đã cho thấy những người có hàm lượng Prostaglandin trong máu hoặc nội mạc tử cung cao thì sẽ dễ dàng bị đau bụng kinh hơn. 

Ống dẫn trứng hẹp: Khi ống dẫn trứng hẹp hơn bình thường khiến quá trình đẩy máu kinh ra ngoài gặp nhiều khó khăn bởi ống quá nhỏ. 

Nguyên nhân đau bụng kinh thứ phát 

Đau bụng kinh thứ phát còn có tên gọi khác là đau bụng kinh thực thể. Tình trạng đau bụng kinh thứ phát chỉ xuất hiện khi chu kỳ kinh nguyệt đã ổn định nhưng tình trạng đau bụng kinh vẫn khiến nhiều chị em mệt mỏi. Trong trường hợp này có thể bạn đã gặp một trong những bệnh lý về phụ khoa như:

Lạc nội mạc phụ khoa: Tình trạng này xuất hiện khi lớp nội mạc tử cung bị lạc sang bộ phận khác như buồng trứng, ống dẫn trứng… dẫn đến tình trạng đau bụng mỗi khi đến kỳ. 

U xơ tử cung: U xơ tử cung xuất hiện khiến cơ thể chị em suy nhược nhanh chóng, đồng thời gây ra tình trạng rong kinh, đau bụng kinh. Khi khối u còn nhỏ thì chúng không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của buồng trứng cũng như khi thụ thai, tuy nhiên khi khối u trong tử cung lớn dẫn sẽ khiến tình trạng đau bụng ngày một nhiều dẫn đến rong kinh, sảy thai thậm chí là vô sinh.

đau bụng kinh 

Đau bụng kinh thứ phát xuất phát từ việc nhiễm bệnh lý phụ khoa

Bệnh viêm vùng chậu: Viêm vùng chậu cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đau bụng kinh thêm trầm trọng hơn. Viêm phụ khoa vùng chậu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tại tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng và lây lan qua đường tình dục.

Một số nguyên nhân khác 

Đau bụng kinh cũng xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như:

  • Tinh thần không ổn định: Việc thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến thường xuyên lo âu sẽ khiến tình trạng đau bụng kinh xuất hiện nhiều hơn
  • Trúng gió hoặc cảm lạnh trong những ngày đến kỳ 
  • Vận động hoặc chơi thể thao quá sức trong ngày đèn đỏ 
  • Di truyền từ mẹ sang con 
  • Lạm dụng thuốc tránh thai
  • Người mới lần đầu đến chu kỳ kinh nguyệt, thường xuyên ngồi và ít vận động, ăn đồ ăn lạnh...
  • Đặt vòng khiến bộ phận sinh dục bị nhiễm trùng
  • Chế độ sinh hoạt hàng ngày không khoa học

Đau bụng kinh nên làm gì?

Tắm nước ấm 

Việc tắm nước ấm thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh, giảm co thắt cơ tử cung. Duy trì việc tắm nước ấm rất tốt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và rèn luyện cho tử cung ngưỡng chịu đựng tăng dần. Bạn cũng có thể chườm thêm nước ấm lên vùng bụng mỗi khi đến ngày kết hợp với xoa bóp sẽ làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Tuy nhiên không nên tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong nước quá lâu sẽ dễ khiến bạn bị cảm lạnh đấy.

đau bụng kinh 

Tắm nước ấm thường xuyên có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Thói quen sinh hoạt và ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến đến kỳ, đặc biệt là đau bụng kinh. Nếu bạn có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng thuốc lá hay chất kích thích, rượu bia thì mỗi tháng đến kỳ sẽ giống như “cực hình”. Đây cũng là nguyên do khiến nhiều người bị đau bụng kinh nhưng sử dụng nhiều phương pháp vẫn không khỏi. Vì thế, hãy lập thời gian biểu thật phù hợp và khoa học cho mình trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. 

Bên cạnh đó, hãy tích cực bổ sung thêm thực phẩm, thịt, cá có nhiều vitamin B, rau củ quả có màu đỏ sẫm và thực phẩm giàu kali để kích thích sản sinh ra máu, tránh tình trạng tụt huyết áp hoặc mệt mỏi. 

Tập thể dục thể thao điều độ

Tập thể dục chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn duy trì được sức khỏe ổn định cũng như phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm và đặc biệt là giảm đau bụng kinh. Khi đến ngày, thay vì lựa chọn những bài tập mạnh, hãy lựa chọn môn nhẹ nhàng liên quan đến vùng cơ bụng, xương chậu để hỗ trợ đẩy máu ra ngoài, tăng cường tuần hoàn máu cũng như các chức năng trong cơ quan sinh sản. Lưu ý, không nên tập những bài thể dục mạnh và quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tập thể dục

Tập thể dục chính là biện pháp hữu hiệu giúp bạn duy trì được sức khỏe

Tạo tinh thần thoải mái

Tinh thần cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt cũng như đau bụng kinh. Nếu những chị em thường xuyên gặp các vấn đề như căng thẳng, xúc động mạnh, lo lắng hoặc trầm cảm kéo dài thì hàm lượng hormone corticoid sẽ tác động lên vùng dưới đồi - tuyến yên và thượng thận làm suy tuyến giáp, rối loạn chức năng buồng trứng, tăng hàm lượng máu kinh nguyệt, rong kinh và đau bụng kinh. Nhiều chị em thay đổi môi trường đột ngột cũng làm thay đổi lu hơn. Do lớp niêm mạc tử cung, tăng hàm lượng Prostaglandin khiến đau bụng kinh xuất hiện nhiều hơn. Do đó hãy giữ cho tinh thần được ổn định, thư giãn, tránh căng thẳng, lo lắng trước và trong những ngày “nàng dâu đến” nhé.

Thay đổi tư thế ngủ 

Tư thế ngủ cũng giúp bạn phần nào làm giảm cơn đau bụng kinh, với việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp trong khi đến ngày, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi xoay người. Các chuyên gia y tế khuyến khích chị em nên áp dụng một trong hai tư thế dưới đây trong ngày đèn đỏ.

  • Nằm nghiêng và co người: Đây cũng là tư thế được rất nhiều người yêu thích bởi chúng có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng. Tư thế này giúp các bó cơ ở vùng bụng được thư giãn mà không ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, từ đó giấc ngủ sẽ sâu hơn và ít bị giật mình. Các bà bầu đang trong giai đoạn mang thai cũng có thể áp dụng cách ngủ này.
  • Nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối: Chị em trong ngày đèn đỏ cũng có thể áp dụng cách nằm ngửa và kê gối dưới đầu gối chân làm giảm nhức mỏi, hạn chế các cơn đau. Ngoài ra, hình thức này cũng giúp giảm đau lưng và phần bụng dưới rất hiệu quả.

Thay đổi tư thế 

Thay đổi tư thế giúp bạn dễ dàng ngủ trong ngày đèn đỏ

Mẹo đơn giản giúp bạn điều trị đau bụng kinh tại nhà

Khi đến ngày đèn đỏ, nhiều chị em cảm thấy khó chịu và thường xuyên cáu gắt. Để có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh, bạn có thể nắm vững một số mẹo đơn giản dưới đây và áp dụng ngay tại nhà.

  • Massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới để hạn chế sự co bóp của các cơ bụng, giảm co thắt và giảm đau tốt hơn 
  • Sử dụng dầu gió, cao dán hoặc túi chườm nước ấm lên vùng bụng dưới để giảm đau, kích thích đẩy máu ra ngoài tốt hơn. Bạn cũng có thể đắp gừng tươi lên vùng bụng mỗi buổi tối từ 15 - 20 phút.
  • Uống sữa hoặc sữa chua để bổ sung kịp thời canxi sẽ giúp giảm tới 30% nguy cơ bị đau bụng trong suốt thời gian đến kỳ. 
  • Bổ sung thêm vitamin: Các loại vitamin E, omega,... có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau bụng kinh. Nếu bạn sử dụng các loại thực phẩm có thành phần vitamin này thường xuyên sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt đấy. 
  • Uống đủ nước: Nước ấm luôn là bạn đồng hành của chị em mỗi ngày đèn đỏ. Cơ thể được cung cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Hạn chế ăn đồ cay nóng và các chất kích thích trong ngày đèn đỏ.
  • Vệ sinh đúng cách: Nhiều chị em cứ nghĩ đến ngày đèn đỏ là phải tắm nhiều lần để cơ thể sạch sẽ. Tuy nhiên một ngày bạn chỉ nên tắm 2 - 3 lần vào mùa hè. Khi vệ sinh vùng kín nên sử dụng thêm dung dịch vệ sinh, nước muối ấm pha loãng. Nhớ giữ gìn vệ sinh, mặc đồ thoáng mát và tránh đồ bó sát. 

Phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả

Phần lớn những người đau bụng kinh thường do bệnh lý và cơ địa nên có thể điều trị được. Tuy nhiên bạn cần phải kiên trì và áp dụng điều độ. Dưới đây là các phương pháp điều trị đau bụng kinh đang được nhiều người áp dụng, bạn hãy tham khảo nhé.

Chữa đau bụng kinh bằng mẹo dân gian 

Ông bà xưa đã có rất nhiều mẹo hay được người trước truyền lại như:

  • Uống nước gừng, trà gừng: Uống nước gừng ấm giúp giãn nở mạch máu, lưu thông máu, giảm đau bụng. Trong những ngày đèn đỏ, bạn có thể sử dụng nước gừng ấm để uống.
  • Dùng lá trầu không: Lá trầu không vừa có tác dụng sát khuẩn, lại hỗ trợ điều trị đau bụng kinh rất tốt. Lấy khoảng 2 lá trầu không rửa sạch rồi nhai cùng với muối. Thực hiện điều độ ngày 1 - 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Mật ong pha với nước ấm: Mật ong có tính kháng khuẩn, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe của hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Bạn sử dụng mật ong pha với nước ấm mỗi buổi sáng có thể giảm thiểu đau bụng kinh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đấy.

mẹo dân gian

Chữa đau bụng kinh bằng mẹo dân gian

Tuy nhiên những người bị đau bụng kinh do viêm nhiễm phụ khoa hoặc do nguyên nhân thứ phát thì áp dụng mẹo dân gian không phải là giải pháp tốt.

Chữa đau bụng kinh bằng Tây Y 

Y học phát triển nên chúng ta có thêm nhiều phương pháp để cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Trong đó sử dụng phương pháp Tây Y vừa nhanh chóng, tiện lợi mà còn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Chữa đau bụng kinh bằng phương pháp Tây Y cũng không phải tốn quá nhiều chi phí nhưng nếu sử dụng thường xuyên, quá liều sẽ dẫn đến nhờn thuốc. Ba nhóm thuốc Tây Y giúp giảm các cơn đau bụng kinh là: 

  • Nhóm chống co thắt cơ: Đây là nhóm thuốc có thành phần là alverin, drotaverin và diproylene hỗ trợ làm giãn nở tử cung, giảm các cơn co thắt
  • Nhóm thuốc hỗ trợ điều chỉnh nội tiết tố: Đây là nhóm có thành phần như estrogen, lynestrenol, dydrogesterone có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố, cân bằng trạng thái, giảm stress
  • Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid: Bạn nữ chưa quan hệ tình dục có thể sử dụng để chống viêm nhiễm, giảm các cơn đau bụng kinh tốt hơn. 

Tây Y

Chữa đau bụng kinh bằng Tây Y

Chữa đau bụng kinh bằng Đông Y

Lựa chọn cải thiện đau bụng kinh bằng phương pháp Đông Y đang được khá nhiều chị em lựa chọn bởi tính an toàn, hiệu quả lâu dài và không gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Các loại thảo dược như ngải cứu, ích mẫu, cây trinh nữ… tác động sâu vào cơ thể, giảm các cơn đau và mang lại hiệu quả lâu dài. Không chỉ vậy, chữa đau bụng kinh bằng phương pháp Đông Y cũng giúp tăng cường sức khỏe, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, hoạt huyết. 

Chữa đau bụng kinh bằng Đông Y

Chữa đau bụng kinh bằng Đông Y

Định kỳ nên đi khám phụ khoa để phát hiện các trường hợp bất thường và điều trị kịp thời sẽ giúp chị em chủ động cải thiện được tình trạng đau bụng kinh. Hi vọng với những thông tin mà chúng mình chia sẻ ở trên, các bạn sẽ tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng đau bụng kinh tốt nhất cho mình. Hãy chia sẻ cho chị em cách làm giảm cơn đau bụng kinh mà bạn đang áp dụng trong phần comment ở dưới nhé.

>>> Xem thêm: Giải quyết vấn đề viêm nang lông vùng kín

1 lượt
Vote :
Anne
Xin chào mọi người, mình là Anne. Cũng như nhiều bạn nữ khác, mình cũng đam mê làm đẹp và tìm hiểu những bí kíp làm đẹp. Hy vọng mỗi lần ghé thăm blog của chúng mình, các bạn sẽ cóp nhặt thêm được nhiều thông tin hữu ích về làm đẹp cho bản thân mình