Cách xử lý dị ứng khi đeo khẩu trang ngừa dịch bệnh

Cách xử lý dị ứng khi đeo khẩu trang ngừa dịch bệnh

Tình trạng dị ứng khi đeo khẩu trang là do da phản ứng khi tiếp xúc với bề mặt khẩu trang. Để khắc phục dị ứng hiệu quả thì bạn không thể không bỏ qua những phương pháp dưới đây.


Tình hình phức tạp của dịch bệnh khiến mọi người có ý thức hơn trong đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên điều này lại có thể dẫn tới dị ứng khi đeo khẩu trang liên tục trong khoảng thời gian dài ở nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến dị ứng và làm thế nào để xử lý? Cùng Nhật Ký Làm Đẹp tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Khẩu trang y tế là gì?

Hiện nay chúng ta thường xuyên phải đối mặt với tình trạng nắng nóng, khói bụi mỗi khi ra đường nên việc trang bị các vật dụng bảo vệ cơ thể cần thiết như áo, kính, găng tay, khẩu trang... từ lâu đã là điều không thể thiếu. Với tình hình dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay thì việc mang theo khẩu trang bên người mọi lúc mọi nơi lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên cũng vì vậy mà ngày càng nhiều khẩu trang kém chất lượng bị tung ra thị trường nhằm trục lợi kinh tế. Để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân thì mỗi người trong chúng ta trước hết cần có hiểu biết nhất định về khẩu trang y tế cũng như cách phân biệt khẩu trang y tế đảm bảo.

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế chất lượng là như thế nào?

Theo Trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viên Tai Mũi Họng TP.HCM - Bác sĩ Bùi Thái Vi cho biết, khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng là loại khẩu trang có bề mặt sạch sẽ, đã được khử trùng, không có đầu chỉ xơ, không có lỗ và không gây dị ứng. Ngoài ra dây đeo khẩu trang cần được may chắc chắn ở bốn góc, có độ đàn hồi tốt để đeo thuận tiện hơn.

Thanh nẹp mũi có thể được làm từ chất liệu kim loại hoặc nhựa dẻo giúp nẹp khẩu trang khít trên phần sống mũi. Tuy không hề có tiêu chuẩn bắt buộc nhất định nào về kiểu dáng nhưng điều quan trọng nhất là khẩu trang y tế cần phải được thiết kế sao cho ôm sát khuôn mặt. Khẩu trang y tế thường có 3-4 lớp vải không dệt thấu khí và không thấm hút nước, dạng phẳng và có nếp gấp ly xuôi chiều đeo.Sản xuất khẩu trang y tế

Sản xuất khẩu trang y tế

Giới hạn kim loại nặng trong khẩu trang y tế cần đạt tiêu chuẩn như trong mỗi kg sản phẩm không được chứa quá 1mg chì, 0,12mg thủy ngân, 0,17 asen... Khẩu trang y tế kháng khuẩn được bổ sung thêm một lớp kháng khuẩn có tác dụng diệt khuẩn. Đây cũng là loại khẩu trang được "săn lùng" nhiều nhất hiện này.

Tiêu chuẩn như trên về mặt vật liệu hay kết cấu thì chúng ta hoàn toàn có thể kiểm tra bằng mắt thường. Tuy nhiên những tiêu chuẩn quan tọng như trở lực hô hấp, hiệu suất lọc không khí, giới hạn kim loại nặng thì cần được thẩm định bởi tổ chức uy tín.

Nguy cơ dị ứng khẩu trang y tế kém chất lượng

Hiện nay có nhiều loại khẩu trang y tế chất lượng không đảm bảo được sản xuất và bán ra thị trường với số lượng lớn vì nhu cầu của người dân đối với khẩu trang y tế trong mùa dịch tăng cao chóng mặt. Các loại khẩu trang này có thể không có đảm bảo kháng bụi, ngăn chặn vi khuẩn mà còn có thể gây nhiễm khuẩn. Khẩu trang y tế kém chất lượng hoặc được sử dụng không đúng cách có thể tích tụ mầm bệnh, trở thành một ổ vi khuẩn. Nếu khẩu trang chứa nhiều kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép còn có thể gây nhiễm độc, kích ứng, dị ứng khi đeo khẩu trang.

Các loại khẩu trang chất lượng được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc hay những nhãn hiệu uy tín tại Việt Nam đều được dệt may bằng ba lớp và tiệt trùng kỹ càng nên rất hiếm trường hợp bị dị ứng. Ngược lại, hiện nay trên thị trường có nhiều loại khẩu trang được sản xuất bởi những xưởng gia công nhỏ, kém chất lượng với mức giá thành rẻ hơn nhưung lại gây dị ứng khi đeo khẩu trang. Nhiều loại khẩu trang y tế có mùi hôi khó chịu là do nhiều cơ sơ sản xuất sử dụng keo dán để cố định các hạt than hoạt tính. Hạt keo dán này đồng thời làm mất đi tác dụng bảo vệ vốn có của than hạt tính.

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế cần có ít nhất 3 lớp trở lên để kháng bụi, kháng khuẩn và ngăn giọt bắn

Ngoài ra loại vải sử dụng trong khẩu trang cũng chưa được xử lý, có nhiều hóa chất tẩy trắng độc hại, khi đeo tiếp xúc trực tiếp với gương mặt và thấm vào da từ đó dẫn đến dị ứng, nổi mẩn, mề đay do hóa chất. Nếu như không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khẩu trang chất lượng kém sử dụng giấy vệ sinh thay cho lớp kháng khuẩn không có tác dụng chặn lại vi khuẩn, giọt bắn từ dịch tiết của người khác và khiến dịch bệnh có khả năng lây lan không thể kiểm soát, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tới sức khỏe cộng đồng.

Biểu hiện và cách xử lý dị ứng khi đeo khẩu trang

Dị ứng khi đeo khẩu trang có thể do viêm da tiếp xúc, là tình trạng phản ứng của da khi tiếp xúc với hóa chất hoặc bề mặt có khả năng gây dị ứng. Biểu hiện của dị ứng là mẩn đỏ, chảy nước, sưng và ngứa tại những chỗ tiếp xúc, có thể xảy ra ngay lần đầu tiên sau khi tiếp xúc với bề mặt khẩu trang, Tuy nhiên thông thường, biểu hiện dị ứng sẽ xuất hiện cách quãng sau một khoảng thời gian, thường là 5-7 ngày kể từ lần tiếp xúc ban đầu.

Có nhiều hóa chất có thể gây dị ứng da trong khẩu trang y tế là hóa chất pha chế, thuốc nhuộm, thuốc sát trùng, chất tẩy rửa, xà phòng...

Đeo khẩu trang y tế chất lượng

Đeo khẩu trang y tế chất lượng để tránh nguy hại tới sức khỏe

Biểu hiện của da dị ứng khi đeo khẩu trang

  • Tại chỗ

Tại vùng da tiếp xúc có triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, có phù nề hoặc rỉ nước, cực kỳ ngứa. Nếu như dị ứng nhiều lần thì vùng da này còn có thể dày phồng lên do gãi, chà xát quá nhiều.

  • Toàn thân

Nếu phản ứng của da nặng, thường là do hóa chất quá nhiều sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp hoặc hàm lượng kim loại nặng vượt quá mức cho phép thì biểu hiện dị ứng có thể xuất hiện rải rác toàn thân, đôi khi mề đay còn đi kèm cơn hen phế quản đối với những người có tiền sử hen phế quản hoặc có thể tạng dị ứng.

Đeo khẩu trang y tế kém chất lượng

Sử dụng khẩu trang y tế kém chất lượng có thể gây dị ứng

Cách xử lý dị ứng khi đeo khẩu trang

Để giảm các triệu chứng dị ứng, tốt nhất là không dùng loại khẩu trang gây dị ứng đó nữa thì sẽ có thể khỏi hẳn. Kiểm tra khẩu trang xem có chất lượng hay không, sau đó thay thế bằng một loại khác phù hợp hơn hoặc chuyển hẳn sang sử dụng khẩu trang có chất liệu khác một thời gian.

Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm hạn chế dị ứng như kem Eczastop giảm ngứa, dung dịch Milian, thuốc tím Gentian... Nếu như các triệu chứng không giảm bớt thì bạn cần đến cơ sở y tế khám bệnh để có cách khắc phục hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng khẩu trang y tế

  • Mua khẩu trang đảm bảo chất lượng
  • Khi đeo khẩu trang ở nơi đông người thì không được chạm tay vào bề mặt ngoài khẩu trang. Nếu vô tình chạm vào thì phải rửa tay sạch
  • Tháo khẩu trang từ dây đeo, tránh chạm vào mặt ngoài có thể chứa nhiều mầm bệnh
  • Sau khi sử dụng, gập mặt ngoài khẩu trang vào trong rồi cho vào thùng rác có nắp đậy kín
  • Thay khẩu trang mỗi ngày, đặc biệt là khi bị rách, bị ẩm hoặc bẩn
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đeo khẩu trang. Hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Đeo khẩu trang y tế đúng cách

Đeo khẩu trang y tế đúng cách

Để tránh tình trạng nhiễm khuẩn hoặc dị ứng nổi mụn khi đeo khẩu trang y tế thì quan trọng bạn cần sử dụng khẩu trang có nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo Tránh sử dụng khẩu trang y tế trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường không những không có tác dụng mà còn gây nên dị ứng và nguy cơ bệnh tật là cách hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Hi vọng rằng bài viết trên đây của Nhật Ký Làm Đẹp đã giúp ich được cho bạn.

>>> Xem thêm: Bí kíp ngừa mụn khi đeo khẩu trang mùa dịch Corona

1 lượt
Vote :
Sarah
Xin chào, mình là Sarah. Nơi đây bọn mình sẽ cùng mọi người chia sẻ những kinh nghiệm cũng như kiến thức bổ ích về làm đẹp, thời trang và rất nhiều vấn đề mà chị em quan tâm. Hãy ghé thăm blog thường xuyên với bọn mình nhé!