Có khá nhiều những lời đồn về cách thử son có chì mà chúng ta thường nghe. Hôm nay hãy cùng xem những nhận định đó thực tế có đúng hay không ngay ở bài viết dưới đây.
Vàng có thể thử được chì?
Rất nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau cách thử son có chì là thoa một chút son lên mu bàn tay, dùng trang sức vàng tây chà xát nhiều lần. Nếu như son vẫn giữ được màu ban đầu thì tức là son không có chì, nên lựa chọn. Còn nếu son đổi màu sậm hơn hoặc biến thành màu đen tức là hàm lượng chì rất cao.
Thực tế là chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh được phương pháp này là cách thử son có chì chính xác. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cũng không hề công nhận mẹo thử chì vô căn cứ này. Theo trang web chuyên đính chính những sai lầm về tất cả những vấn đề trong xã hội Snope.com, phương pháp dùng vàng thử chì là chưa có cơ sở.
Dùng vàng là cách thử chì trong son vô cùng phổ biến được nhiều người biết đến.
Được biết, trong thành phần son môi chứa rất nhiều thành phần như: dầu sáp, titan dioxit, chất chống nắng, chất cản quang... nên khi sử dụng kim loại chà lên son thì các thành phần trong son tương tác với nhau và với kim loại tạo thành vệt đen. Có nhiều cuộc thử nghiệm mà các nhà nghiên cứu đã thử với 4 loại kim loại khác nhau đó là vàng, bạc, đồng, hợp kim với sáp, thành phần có xuất hiện nhiều trong mỹ phẩm lên một tờ giấy trắng. Kết quả là trên giấy cũng xuất hiện những vệt đen.
Khi sử dụng cách thử son có chì bằng các loại trang sức vàng lên các mỹ phẩm khác như kem nền, kem lót, phấn... cũng có thể cho ra kết quả tương tự vì thành phần gần giống với son môi. Bởi vậy nên kết quả của cách thử chì này không chính xác vì không thể kết luận là cọ vàng vào sản phẩm nào ra màu đen là sản phẩm đó có chì được.
Môi thâm là do son chứa chì?
Môi thâm do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên.
Có rất nhiều lời đồn về việc sử dụng son chứa chì lâu ngày thì môi sẽ bị thâm đi. FDA vẫn chưa có cơ sở nào chứng minh được rằng dùng son nhiều có gây thâm môi hay không. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân gây thâm môi cụ thể như sau:
- Uống nhiều trà và cà phê
Vì trong trà và cà phê có chất caffeine, khiến môi bị đổi màu và răng ố vàng. Bạn nên uống nhiều nước sau khi sử dụng hai loại thức uống này.
- Mất nước
Cơ thể không cung cấp đủ nước hoặc không khí hanh khô sẽ làm mất đi lượng nước cần thiết cho môi, làm môi khô và ngày càng thâm lại.
- Thường xuyên ngậm môi
Đây là thói quen xấu của nhiều người, làm mất lớp dầu bảo vệ môi tự nhiên, khiến môi sạm dần.
- Hút thuốc lá
Trong thuốc lá chứa nicotine gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến môi thâm dần.
- Do bị bệnh hoặc lão hóa
Những người có bệnh đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh, bệnh suy tim, thiếu vitamin C hay bẩm sinh... đều dễ bị thâm môi.
- Sử dụng son môi kém chất lượng
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại son môi tự làm hoặc các loại son hàng giả, hàng nhái kem chất lượng. Thường xuyên sử dụng những loại son này sẽ thấy môi bị thâm.
Như bạn thấy đó, son môi chỉ là một trong những nguyên nhân gây thâm môi. Để khắc phục những điều này, bạn có thể uống nhiều nước, tránh sử dụng cà phê, ăn nhiều loại trái cây và rau xanh chứa vitamin C, uống nhiều nước, bôi kem chống nắng cho môi và có thể thoa một lớp son dưỡng trước khi sử dụng son môi có màu.
Sự thật về hàm lượng chì trong son môi của các hãng son
Giá tiền và hãng son không liên quan đến lượng chì
Không phải cứ son cao cấp thì không có chì và ngược lại.
Cục quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thực hiện nghiên cứu phân tích hàm lượng chì trong số 20 mẫu son nổi tiếng trên thế giới và công bố: Mức độ chì trong son dao động từ 0,09 ppm (ppm là viết tắt của 1/1000000) đến 3,06 ppm với giá trị trung bình là 1,07 ppm. Cây son có lượng chì cao nhất là 7,19ppm. Giới hạn chì tối đa được FDA cho phép trong mỹ phẩm là 20ppm (20 phần triệu). Vì thế mức chì được tìm ra nằm trong phạm vi được mong đợi an toàn.
Trong danh sách của FDA có thể thấy rằng dù dòng son bình dân hay những dòng son đắt tiền đều xuất hiện đều và xen kẽ nhau ở top đầu và cuối. Không nên có những định kiến như son của hãng này nhiều chì hay của hãng khác thì ít chì. Lượng chì trong mỗi thỏi son, mỗi bộ sưu tập đều là khác nhau và không phải hằng số cố định trong tất cả son của một hãng.
>>> Xem thêm: Top 8 thỏi son "hot-hit" dưới 300k
Hàm lượng chì trong son môi liệu có đe dọa đến sức khỏe của bạn?
Có một sự thật là hầu hết các loại son trên thị trường đều có chì vì chì giúp giữ son môi bền màu, lâu trôi, lượng chì được cho phép trong son môi chỉ vài phần triệu. Lượng chì này còn ít hơn nhiều so với chì mà chúng ta hấp thụ từ thức ăn, nước uống và môi trường.
Theo FDA, son môi là sản phẩm sử dụng bên ngoài, sự hấp thụ vào cơ thể hạn chế, chỉ được ăn vào với số lượng rất nhỏ nên lượng chì được tìm thấy trong son môi về độ an toàn là không đáng lo ngại. Hàm lượng này nằm trong mức an toàn mong đợi và chưa có chứng minh có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cách chọn son môi không chứa chì
Lượng chì trong son môi cần qua rất nhiều xét nghiệm mới có thể xác định được.
Để kết luận một loại mỹ phẩm có chì hay không thì không thể sử dụng những phương pháp thủ công mà cần rất nhiều các xét nghiệm khoa học nghiêm ngặt. Cách tốt nhất đó là ưu tiên những mỹ phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn với con người và thân thiện với môi trường. Mặc dù không phải cứ là những son handmade, son thủ công tự làm thì đảm bảo không có chì.
Chúng ta không nên mua son cũng như mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Vì hàm lượng chì trong những sản phẩm này không được kiểm định khi đưa vào sản xuất nên khó có thể xác định được chính xác nó có vượt mức mong đợi an toàn hay không. Mặc dù nhiều thương hiệu son nổi tiếng có hàm lượng chì cao nhưng hàm lượng này vẫn được đánh giá là mong đợi an toàn. Hàm lượng chì cũng giống như nhiều chất khác, nếu đủ thấp trong giới hạn cho phép thì sẽ không gây ra mối đe dọa cho sức khỏe của bạn.
Một vài lưu ý khi dưỡng môi
Lưu ý khi dưỡng môi để đôi môi luôn khỏe đẹp.
Vì chúng ta sử dụng son môi thường xuyên nên ngoài việc để ý đến thành phần son, cách chọn son có chì hay không thì việc dưỡng môi là rất quan trọng để luôn có đôi môi hồng hào, căng mọng.
>>> Xem thêm: Bí quyết giữ màu son môi cực đỉnh!
Không tự ý bóc lớp da khô trên môi
Không nên tự ý bóc lớp da môi khi bị bong do khô. Bạn nên sử dụng son dưỡng môi để thoa lên môi rồi đợi vài phút để lớp da mềm, da sẽ tự bong mà không ảnh hưởng đến môi.
Tẩy da chết định kỳ
Mỗi buổi sáng, bạn có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm và chà nhẹ lên môi để tẩy đi tế bào chết. Ngoài ra bạn cũng có thể thoa một lớp son dưỡng dày lên môi trước khi đi ngủ và sáng hôm sau rửa sạch lại.
Lớp dưỡng sẽ lấy đi phần tế bào chết này đồng thời giúp môi tươi tắn, đầy sức sống. Một cách đơn giản hơn đó là sử dụng các sản phẩm tẩy da chết dành riêng cho môi.
Trước khi thoa son môi
Nên thoa một lớp dưỡng mỏng để vừa hạn chế ảnh hưởng của son lên môi, vừa giúp son lên màu chuẩn. Nếu có thể, khi tẩy trang bạn cũng nên dùng các sản phẩm chuyên dụng cho môi.
Trên đây là những điều cần biết về những cách thử son có chì mà chúng ta vẫn thường biết đến từ trước đến nay. Hi vọng chị em có thể chọn cho mình thỏi son ưng ý nhất để an tâm sử dụng mỗi ngày.
Bình luận
Bài viết liên quan