Tìm hiểu về hiện tượng cháy nắng ở da
Cháy nắng là tình trạng da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xuất hiện nhiều giờ sau khi phơi nhiễm dưới tia UV trong ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác.
Cháy nắng có thể dẫn đến ung thư da
Da mặt bị cháy nắng hay bỏng nắng là hiện tượng của phản ứng ở lớp viêm ở ngoài cùng của da với các tổn thương do tia cực tím gây nên. Trong da của con người có chứa sắc tố melanin, là sắc tố mang lại màu sắc cho da cũng như bảo vệ da trước tia nắng mặt trời.
Cháy nắng được biết đến là tình trạng tổn thương tế bào da, những người có ít sắc tố melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da không được bảo vệ kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng cháy da.
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ gây bỏng da và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da. Có nhiều biện pháp giúp giảm cháy nắng có thể được thực hiện bằng những phương pháp đơn giản tại nhà. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp bảo vệ da trước khi ra khỏi nhà.
Dấu hiệu nhận biết khi da bị cháy nắng
Khi bị cháy nắng, có những dấu hiệu nào để nhận biết:
- Đỏ da: Khi tia UV chiếu vào quá lâu lên da sẽ khiến cho các mao mạch máu bị vỡ ra hoặc giãn ra gây nên tình trạng đỏ da, đau rát da.
- Da không đều màu: Tại những vùng da tiếp xúc với tia cực tím, các sắc tố melanin sẽ được sản xuất nhằm bảo vệ làn da nên sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện nám và tàn nhang.
- Da khô sạm: Nhiệt độ cao sẽ khiến da bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến tình trạng da bị bong tróc và chảy máu.
- Da có thêm nhiều nếp nhăn: Đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa do các sợi collagen và Elastin của da bị phớ vỡ.
- Da phồng rộp: Khi bị bỏng nắng nặn, vùng da có thể sẽ bị bỏng rộp.
Cách chữa da mặt bị cháy nắng hiệu quả
Sữa tươi
Sữa tươi là một trong những biện pháp chữa cháy nắng hiệu quả được nhiều người sử dụng. Bạn có thể pha một gallon sữa tươi vào bồn tắm với nước ấm hoặc sử dụng khăn mát thoa sữa lên người hoặc rửa mặt. Làn da bị cháy nắng sẽ dịu mát và bớt đau ngay lập tức. Có thể dùng sữa chua để thay thế sữa tươi, bằng cách chấm vào chỗ cháy nắng để làm dịu da. Đây cũng là thực phẩm rất tốt để làm đẹp da mặt và body hiệu quả.
Sữa tươi hỗ trợ giảm tình trạng cháy nắng hiệu quả
Uống nhiều nước
Khi da bị cháy nắng quá lâu, bạn cần uống nhiều nước để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ánh nắng có thể hút đi nước trên bề mặt da của bạn khiến da bạn khô, sạm và đen đi. Đầu tiên, bạn cần nhớ đó là nên cấp nước cho cơ thể.
Làm dịu da cháy nắng với nước mát
Sau khi uống đủ nước, hãy rửa mặt và cơ thể bằng nước mát để có thể giúp làm dịu da mặt hiệu quả. Nước không chỉ giúp làm mát da, còn giảm mức độ nghiêm trọng của vết bỏng sau khi đi ra ngoài nắng về.
Nên lưu ý không nên sử dụng sữa tắm hay xà phòng, vì chúng có thể gây kích ứng da và làm khô da.
Thoa kem dưỡng ẩm
Khi da bị cháy nắng, các sản phẩm chăm sóc da rất cần thiết, sử dụng kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần lô hội, bạc hà, long não hoặc đậu nành sẽ giúp làm dịu làn da bị cháy nắng, da đỡ căng rát và không bị bong tróc.
Lưu ý không nên sử dụng các loại kem dưỡng có chứa thành phần petroleum, benzocaine, lidocaine vì chúng có thể khiến cho da bị nóng hơn, gây kích ứng cho da, ảnh hưởng không tốt đến da.
Thoa kem chống ẩm
Cà chua
Cà chua cũng là thực phẩm rất tốt để giúp làm dịu da khi bị cháy nắng. Bạn chỉ cần cắt đôi quả cà chua và chà xát lên chỗ bị cháy nắng. Cũng có thể thêm 2 cốc nước ép cà chua vào bồn tắm nước lạnh để mang đến hiệu quả tốt hơn. Có thể trộn ¼ cốc nước ép với một cốc sữa và thoa lên các khu vực bị cháy nắng.
Dưa chuột
Trong dưa chuột chứa nhiều vitamin C giúp làm dịu da khi cháy nắng, Trộn 2 thìa nước ép dưa chuột cùng 1 thìa nước chanh. Sau đó cho thêm bột nghệ vào trộn đều và đắp lên mặt để khoảng 30 phút trước khi rửa mặt bằng nước sạch. Cũng có thể cắt dưa chuột thành lát mỏng rồi đắp lên mặt.
Bảo vệ da trong thời kỳ phục hồi
Khi da bị cháy nắng, tức là da đang bị tổn thương. Khi đi ra ngoài nắng bạn cần che chắn kỹ, nên thoa kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Nếu như bạn hoạt động ngoài trời nắng thì 2-3 tiếng nên thoa lại kem chống nắng.
Chọn kem chống nắng có SPF từ 15 đến 30. Kem chống nắng SPF 15 bảo vệ khoảng 94% tia độc hại, SPF30 chặn khoảng 97%. Bạn nên tìm loại có chứa thành phần oxit kẽm, titanium dioxide, avobenzone.
Không nên bỏ qua kem chống nắng
Các biện pháp phòng chống cháy nắng
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Tránh sử dụng các giường tắm nắng.
- Khi ra bên ngoài nên che chắn kỹ để tránh ánh nắng trực tiếp.
- Sử dụng kem chống nắng đầy đủ và thường xuyên: Chọn các loại kem chống nắng kháng nước và son dưỡng có chỉ số SPF từ 30 trở lên với phổ kháng tia UVA và UVB.
Bài viết dưới đây, Nhật Ký Làm Đẹp đã đưa ra cho bạn cách chữa da khi bị cháy nắng. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn đọc, hãy cùng theo dõi để xem thêm nhiều bí quyết làm đẹp hữu ích cùng chúng tôi nhé.
>>> Tham khảo thêm:
Bình luận
Bài viết liên quan